Hotline đặt Bánh sinh nhật

Hà Nội: 03.666.22.666

Cách nhận biết khi bột được ủ đủ

Cập nhật: 30/06/2021 - 11:22 ( Lượt xem: 3.744 )

Cách nhận biết khi bột được ủ đủ

Hunnie Cake (Lambanhngon.com) - Dạy làm bánh - Đặt bánh cưới, sinh nhật

 Bài dịch của chị Tuyet Tran về cách nhận biết bột đã ủ đạt hay chưa, link gốc https://www.motherdough.co.za/.../how-to-know-that-your...

Cách nhận biết khi bột được ủ đủ

Nói theo cách đơn giản nhất, bột của bạn đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn ủ khi có những dấu
hiệu sau:
• Khối bột to hơn nhiều so với lúc bạn bắt tay vào làm.
• Khối bột trông nhẹ hơn và mềm mại hơn
• Khối bột có vài bong bóng quanh viền hoặc trên bề mặt
Hai lý do chính mà chúng cần phải ủ bột là để bột nghỉ và phát triển gluten một cách toàn diện. Điều
này có tác dụng rất lớn trong việc làm bánh mì nở cao lúc nướng, kết cấu lỗ khí cũng như hương vị
của bánh mì.
Điểm mấu chốt của 1 khối bột ủ vừa đủ là sự dung hòa giữa độ đàn hồi và độ nhẹ của bột. Khi ủ đủ ,
bọt khí trong bột được mở rộng ra một cách dễ dàng trong quá trình nướng bánh và bọt khí được giữ
nguyên nhờ cấu trúc gluten của bột. Hãy thử đặt chúng ta vào vị trí của những bọt khí, tưởng tượng
điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống sau đây, hoặc thử xem chúng ta đang cố bơm bọt khí vào
nhiều vật dụng khác nhau. Các trạng thái “ủ bột” được hiểu khái quát như sau:
• Ủ chưa đủ - là khi bạn đang cố bơm bánh xe hơi căng lên.
• Ủ vừa đủ và đúng cách – là khi bạn thổi phồng 1 cái bong bóng.
• Ủ quá mức – là khi bạn đang cố gắng thổi phồng trái bóng chơi ở bãi biễn mà bị thủng vài lỗ.
Khi bạn tích lũy được kinh nghiệm, bạn sẽ học được cách lắng nghe và cảm nhận bột. Khi bạn nhìn
liếc qua bột, chạm bột, đè nhẹ lên bột là khi bạn biết được lúc bột đã sẵn sàng được ủ.
Khởi đầu, bạn có thể tự học cách ủ bột qua những cách sau:
Quan sát thời gian :
Vấn đề đầu tiên là thời gian ủ, xem thời gian như 1 chuẩn mực. Thời gian ủ có thể thay đổi tùy theo
điều kiện nhiệt độ lúc ủ và số lượng men cái sử dụng trong công thức. Nhiệt độ ấm hơn và nhiều
men cái sẽ thúc đẩy việc ủ nhanh hơn, và ngược lại. Cho nên khi bạn sử dụng thời gian ủ như một
chuẩn mực, thí dụ như “hãy ủ 4 tiếng”, thì bánh mì của bạn từ một công thức giống nhau sẽ có kết
quả khác nhau cho mỗi lần nướng.
Rất tiện khi bạn biết khoảng thời gian cần thiết để ủ bột nhưng nó không có nghĩa là bạn nên theo
đúng công thức được ghi.
Khi nhiệt độ phòng khác biệt lên đến 9C (nóng hơn hoặc lạnh hơn) trong quá trình ủ, điều đó có thể
khiến thời gian ủ hoặc ngắn hơn phân nữa hoặc dài hơn gấp đôi.
Thời gian ủ cơ bản nhất và ngắn nhất, cần thiết cho bột nở đủ là 4 tiếng. Ủ ít hơn 4 tiếng sẽ không đủ
thời gian để bột nghỉ ngơi và phát triển mạng lưới gluten hoặc hương vị. Khi chúng ta nhồi bột để
tạo gluten, thì gluten cũng được phát triển 1 cách thụ động hơn khi bột được nghỉ. Cho nên thời gian
được xem như là phương thức làm bánh cũng như là một trong những thành phần làm nên chiếc
bánh.

Cách nhận biết khi bột được ủ đủ
Nói theo cách đơn giản nhất, bột của bạn đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn ủ khi có những dấu
hiệu sau:
• Khối bột to hơn nhiều so với lúc bạn bắt tay vào làm.
• Khối bột trông nhẹ hơn và mềm mại hơn
• Khối bột có vài bong bóng quanh viền hoặc trên bề mặt
Hai lý do chính mà chúng cần phải ủ bột là để bột nghỉ và phát triển gluten một cách toàn diện. Điều
này có tác dụng rất lớn trong việc làm bánh mì nở cao lúc nướng, kết cấu lỗ khí cũng như hương vị
của bánh mì.
Điểm mấu chốt của 1 khối bột ủ vừa đủ là sự dung hòa giữa độ đàn hồi và độ nhẹ của bột. Khi ủ đủ ,
bọt khí trong bột được mở rộng ra một cách dễ dàng trong quá trình nướng bánh và bọt khí được giữ
nguyên nhờ cấu trúc gluten của bột. Hãy thử đặt chúng ta vào vị trí của những bọt khí, tưởng tượng
điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống sau đây, hoặc thử xem chúng ta đang cố bơm bọt khí vào
nhiều vật dụng khác nhau. Các trạng thái “ủ bột” được hiểu khái quát như sau:
• Ủ chưa đủ - là khi bạn đang cố bơm bánh xe hơi căng lên.
• Ủ vừa đủ và đúng cách – là khi bạn thổi phồng 1 cái bong bóng.
• Ủ quá mức – là khi bạn đang cố gắng thổi phồng trái bóng chơi ở bãi biễn mà bị thủng vài lỗ.
Khi bạn tích lũy được kinh nghiệm, bạn sẽ học được cách lắng nghe và cảm nhận bột. Khi bạn nhìn
liếc qua bột, chạm bột, đè nhẹ lên bột là khi bạn biết được lúc bột đã sẵn sàng được ủ.
Khởi đầu, bạn có thể tự học cách ủ bột qua những cách sau:
Quan sát thời gian :
Vấn đề đầu tiên là thời gian ủ, xem thời gian như 1 chuẩn mực. Thời gian ủ có thể thay đổi tùy theo
điều kiện nhiệt độ lúc ủ và số lượng men cái sử dụng trong công thức. Nhiệt độ ấm hơn và nhiều
men cái sẽ thúc đẩy việc ủ nhanh hơn, và ngược lại. Cho nên khi bạn sử dụng thời gian ủ như một
chuẩn mực, thí dụ như “hãy ủ 4 tiếng”, thì bánh mì của bạn từ một công thức giống nhau sẽ có kết
quả khác nhau cho mỗi lần nướng.
Rất tiện khi bạn biết khoảng thời gian cần thiết để ủ bột nhưng nó không có nghĩa là bạn nên theo
đúng công thức được ghi.
Khi nhiệt độ phòng khác biệt lên đến 9C (nóng hơn hoặc lạnh hơn) trong quá trình ủ, điều đó có thể
khiến thời gian ủ hoặc ngắn hơn phân nữa hoặc dài hơn gấp đôi.
Thời gian ủ cơ bản nhất và ngắn nhất, cần thiết cho bột nở đủ là 4 tiếng. Ủ ít hơn 4 tiếng sẽ không đủ
thời gian để bột nghỉ ngơi và phát triển mạng lưới gluten hoặc hương vị. Khi chúng ta nhồi bột để
tạo gluten, thì gluten cũng được phát triển 1 cách thụ động hơn khi bột được nghỉ. Cho nên thời gian
được xem như là phương thức làm bánh cũng như là một trong những thành phần làm nên chiếc
bánh.
Trong việc ủ bánh, thời gian ủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dịch chuyển sau:
• Số lượng men cái được sử dụng
• Nhiệt độ của bột
• Điều kiện môi trường xung quanh, cụ thể là nhiệt độ phòng nơi làm bánh.
Với số lượng men cái ít hơn, nhiệt độ lạnh hơn thì bột sẽ cần nhiều thời gian để dậy men. Rất cần
thiết để nhớ rằng việc ủ chậm và lâu là mục tiêu chúng ta hướng đến trong việc làm bánh với men tự
nhiên.
Sau đây làm một vài hướng dẫn về thời gian ủ giúp bạn bắt đầu. Nếu bạn ủ bột ở nhiệt độ phòng,
đây là khung thời gian tiêu biểu cho bạn tham khảo theo mức men cái được sử dụng và nhiệt độ
phòng thông thường:
Men cái: 20%, nhiệt độ phòng 20-24%: thời gian ủ từ 4-8 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ phòng 20-24%: thời gian ủ từ 8-14 tiếng
Thông thường bột sẽ được ủ một phần thông qua thời gian ủ trên, kế tiếp bột sẽ được nở chậm và
dài qua việc ủ trong tủ lạnh hoặc sau khi tạo hình và sau đó là lần ủ cuối cùng. Một thí dụ ủ bột khác
như sau:
• Lần ủ thứ nhất, bao gồm cả thời gian kéo gập bột gián đoạn:
Men cái: 20%, nhiệt độ phòng 20-24C: thời gian ủ từ 2-4 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ phòng 20-24C : thời gian ủ từ 2-4 tiếng
• Lần ủ chậm và dài trong nhiệt độ được kiểm soát (ủ lạnh)
Men cái: 20%, nhiệt độ 6C: thời gian ủ từ 10-12 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ 6C: thời gian ủ từ 18-36 tiếng
• Lần ủ cuối:
Men cái: 20%, nhiệt độ 20-24C: thời gian ủ từ 2-4 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ 20-24C: thời gian ủ từ 3-6 tiếng
Xin nhắc lại, đây chỉ là những mốc thời gian cơ bản dùng để tham khảo khi bạn bắt đầu làm bánh mì
men tự nhiên. Sau này, khi biết cách cảm nhận bột bạn sẽ cho ra đời những chiếc bánh ngon. Tất cả
được tạo nên qua quá trình thử nghiệm và đúc kết kinh nghiệm.
Cách “đọc” bột
Bột sẽ thay đổi đáng kể trong suốt quá trình ủ chính nên biết đọc và cảm nhận bột sẽ giúp bạn biết
khi nào là lúc chúng ta cần tạo hình. Sau đây là 4 tín hiệu giúp bạn nhận biết khi bột đã sẵn sàng sau
quá trình ủ chính:
1/ Kích cỡ của khối bột:
Trong giai đoạn đầu lúc chúng ta bắt tay vào làm, khối bột ở trạng thái đặc. Trong giai đoạn bột dậy
men, mạng lưới gluten bắt đầu được phát triển giúp “khóa chặt” các bọt khí bên trong khối bột. Khi
không khi bắt đầu phát triển, khối bột không những phình to hơn mà còn trở nên nhẹ nhàng hơn và
mềm mại hơn. Bên trong khối bột sẽ dần bớt đặc mà trở nên thông thoáng hơn. Nếu khối bột của
bạn không có bọt khí, bạn sẽ cần thêm thời gian để men hoạt động.
Trong lúc ủ lạnh và dài, tất cả các thay đổi trên sẽ kém hơn nhưng bạn vẫn sẽ thấy sự thay đổi đáng
kể. Điều này sẽ xảy ra khá nhanh khi bạn lấy khối bột ủ trong tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng trong
30-60 phút trước khi tạo hình và để ủ lần cuối.
2/ Cảm nhận bột
Bạn sẽ cảm nhận được bột đã khác đi sau khi thời gian ủ chính so với khối bột khi mới bắt đầu
làm. Khí đó, bạn cần phải xử lý khối bột một cách nhẹ nhàng nếu bạn không muốn phá vở cách bọt
khí mà chúng ta đã mất nhiều thời gian tạo nên bên trong bột.
Khối bột lúc này rất nhẹ, có cảm giác như bột rất “núng na núng nính”. Điển hình là khi bạn lắc nhẹ
cái tô đựng khối bột, bạn sẽ thấy khối bột lắc lư nhẹ nhàng theo nhịp bạn lắc tô. Đây là lúc chúng ta
cần tiến hành tạo hình bột.
Một cách thử khá phổ biến khác bạn có thể làm là xem khối bột có đàn hồi trở lại hay không.
Thử bằng cách “chọc” khối bột.
The ‘Poke’ Test
Bạn có thể theo cách thử này sau khi bột đã được ủ 1 thời gian. Bạn có thể chọc 1 ngón tay vào khối
bột khoảng 1cm để xem bột có đàn hồi trở lại hay không:
• Bột nơi bạn chọc ngón tay vào đàn hồi lại nhanh chóng: bột chưa ủ đủ
• Bột không đàn hồi trở lại: ủ quá thời gian
• Bột đàn hồi trở lại từ từ và vẫn còn một chút lõm: bột đã được ủ đủ và sẵn sàng được tạo hình.
3/ Trạng thái của khối bột:
Một khối bột được ủ đủ sẽ ở trong trạng thái chắc và dai, có tính đàn hồi và có thể kéo giãn ra.
Khi bạn mới trộn bột trong giai đoạn nhồi bột ban đầu, khối bột rất dễ để nhồi. Khối bột ít nước
hơn sẽ giống như đất sét playdough, hoặc bột nhiều chất lỏng thì chúng ta có thể căng bột nhưng
không thể tạo hình.
Khi bột đã được ủ đủ, khối bột sẽ có độ đàn hồi tốt hơn và sẽ "kháng cự" lại khi chúng ta kéo căng
khối bột. Khi khối bột có dấu hiện co lại lúc chúng ta kéo nhẹ là lúc bột đã sẵn sàng được tạo
hình.
4/ Vẻ ngoài của khối bột
Bột sẽ rất khác khi được ủ đủ. Khối bột sẽ trông rất mịn màng, có bề mặt bóng bẩy và tổng thể khối
bột sẽ đồng bộ. Phía trên đỉnh của khối bột sẽ có hình mái vòm cho thấy khối bột vẫn đang nở lên và
vẫn còn dai chắc. Khi đỉnh của khối bột bắt đầu bằng phẳng hoặc xẹp xuống, đó là dấu hiệu của việc
bột đã ủ quá.
Bạn sẽ thấy nhiều bóng khí trong khối bột, ngay cả ở phần tiếp giáp mặt trên của bột và phần xung
quanh tô đựng bột. Ở những khối bột nhiều chất lỏng, các bọt khí này nổi lên mặt bột nhưng những
trái bong bóng.
Kích thước của khối bột đã tăng lên rất rõ. Thông thường người ta sẽ nói: bột đã nở gấp đôi. Nhưng
khối bột không cần thiết phải nở lên gấp đôi, vì còn phải lệ thuộc vào loại bột bạn sử dụng, loại tô
đựng bột ủ và ngay cả tỉ lệ chất lỏng của khối bột.
Cách chắc chắn nhất để bạn tiến hành tạo hình và ủ lần cuối là khi kích thước của khối bột đã tăng
lên đáng kể.
 
Cách nhận biết khi bột được ủ đủ
Nói theo cách đơn giản nhất, bột của bạn đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn ủ khi có những dấu
hiệu sau:
• Khối bột to hơn nhiều so với lúc bạn bắt tay vào làm.
• Khối bột trông nhẹ hơn và mềm mại hơn
• Khối bột có vài bong bóng quanh viền hoặc trên bề mặt
Hai lý do chính mà chúng cần phải ủ bột là để bột nghỉ và phát triển gluten một cách toàn diện. Điều
này có tác dụng rất lớn trong việc làm bánh mì nở cao lúc nướng, kết cấu lỗ khí cũng như hương vị
của bánh mì.
Điểm mấu chốt của 1 khối bột ủ vừa đủ là sự dung hòa giữa độ đàn hồi và độ nhẹ của bột. Khi ủ đủ ,
bọt khí trong bột được mở rộng ra một cách dễ dàng trong quá trình nướng bánh và bọt khí được giữ
nguyên nhờ cấu trúc gluten của bột. Hãy thử đặt chúng ta vào vị trí của những bọt khí, tưởng tượng
điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống sau đây, hoặc thử xem chúng ta đang cố bơm bọt khí vào
nhiều vật dụng khác nhau. Các trạng thái “ủ bột” được hiểu khái quát như sau:
• Ủ chưa đủ - là khi bạn đang cố bơm bánh xe hơi căng lên.
• Ủ vừa đủ và đúng cách – là khi bạn thổi phồng 1 cái bong bóng.
• Ủ quá mức – là khi bạn đang cố gắng thổi phồng trái bóng chơi ở bãi biễn mà bị thủng vài lỗ.
Khi bạn tích lũy được kinh nghiệm, bạn sẽ học được cách lắng nghe và cảm nhận bột. Khi bạn nhìn
liếc qua bột, chạm bột, đè nhẹ lên bột là khi bạn biết được lúc bột đã sẵn sàng được ủ.
Khởi đầu, bạn có thể tự học cách ủ bột qua những cách sau:
Quan sát thời gian :
Vấn đề đầu tiên là thời gian ủ, xem thời gian như 1 chuẩn mực. Thời gian ủ có thể thay đổi tùy theo
điều kiện nhiệt độ lúc ủ và số lượng men cái sử dụng trong công thức. Nhiệt độ ấm hơn và nhiều
men cái sẽ thúc đẩy việc ủ nhanh hơn, và ngược lại. Cho nên khi bạn sử dụng thời gian ủ như một
chuẩn mực, thí dụ như “hãy ủ 4 tiếng”, thì bánh mì của bạn từ một công thức giống nhau sẽ có kết
quả khác nhau cho mỗi lần nướng.
Rất tiện khi bạn biết khoảng thời gian cần thiết để ủ bột nhưng nó không có nghĩa là bạn nên theo
đúng công thức được ghi.
Khi nhiệt độ phòng khác biệt lên đến 9C (nóng hơn hoặc lạnh hơn) trong quá trình ủ, điều đó có thể
khiến thời gian ủ hoặc ngắn hơn phân nữa hoặc dài hơn gấp đôi.
Thời gian ủ cơ bản nhất và ngắn nhất, cần thiết cho bột nở đủ là 4 tiếng. Ủ ít hơn 4 tiếng sẽ không đủ
thời gian để bột nghỉ ngơi và phát triển mạng lưới gluten hoặc hương vị. Khi chúng ta nhồi bột để
tạo gluten, thì gluten cũng được phát triển 1 cách thụ động hơn khi bột được nghỉ. Cho nên thời gian
được xem như là phương thức làm bánh cũng như là một trong những thành phần làm nên chiếc
bánh.
Trong việc ủ bánh, thời gian ủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dịch chuyển sau:
• Số lượng men cái được sử dụng
• Nhiệt độ của bột
• Điều kiện môi trường xung quanh, cụ thể là nhiệt độ phòng nơi làm bánh.
Với số lượng men cái ít hơn, nhiệt độ lạnh hơn thì bột sẽ cần nhiều thời gian để dậy men. Rất cần
thiết để nhớ rằng việc ủ chậm và lâu là mục tiêu chúng ta hướng đến trong việc làm bánh với men tự
nhiên.
Sau đây làm một vài hướng dẫn về thời gian ủ giúp bạn bắt đầu. Nếu bạn ủ bột ở nhiệt độ phòng,
đây là khung thời gian tiêu biểu cho bạn tham khảo theo mức men cái được sử dụng và nhiệt độ
phòng thông thường:
Men cái: 20%, nhiệt độ phòng 20-24%: thời gian ủ từ 4-8 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ phòng 20-24%: thời gian ủ từ 8-14 tiếng
Thông thường bột sẽ được ủ một phần thông qua thời gian ủ trên, kế tiếp bột sẽ được nở chậm và
dài qua việc ủ trong tủ lạnh hoặc sau khi tạo hình và sau đó là lần ủ cuối cùng. Một thí dụ ủ bột khác
như sau:
• Lần ủ thứ nhất, bao gồm cả thời gian kéo gập bột gián đoạn:
Men cái: 20%, nhiệt độ phòng 20-24C: thời gian ủ từ 2-4 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ phòng 20-24C : thời gian ủ từ 2-4 tiếng
• Lần ủ chậm và dài trong nhiệt độ được kiểm soát (ủ lạnh)
Men cái: 20%, nhiệt độ 6C: thời gian ủ từ 10-12 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ 6C: thời gian ủ từ 18-36 tiếng
• Lần ủ cuối:
Men cái: 20%, nhiệt độ 20-24C: thời gian ủ từ 2-4 tiếng
Men cái: 10%, nhiệt độ 20-24C: thời gian ủ từ 3-6 tiếng
Xin nhắc lại, đây chỉ là những mốc thời gian cơ bản dùng để tham khảo khi bạn bắt đầu làm bánh mì
men tự nhiên. Sau này, khi biết cách cảm nhận bột bạn sẽ cho ra đời những chiếc bánh ngon. Tất cả
được tạo nên qua quá trình thử nghiệm và đúc kết kinh nghiệm.
Cách “đọc” bột
Bột sẽ thay đổi đáng kể trong suốt quá trình ủ chính nên biết đọc và cảm nhận bột sẽ giúp bạn biết
khi nào là lúc chúng ta cần tạo hình. Sau đây là 4 tín hiệu giúp bạn nhận biết khi bột đã sẵn sàng sau
quá trình ủ chính:
1/ Kích cỡ của khối bột:
Trong giai đoạn đầu lúc chúng ta bắt tay vào làm, khối bột ở trạng thái đặc. Trong giai đoạn bột dậy
men, mạng lưới gluten bắt đầu được phát triển giúp “khóa chặt” các bọt khí bên trong khối bột. Khi
không khi bắt đầu phát triển, khối bột không những phình to hơn mà còn trở nên nhẹ nhàng hơn và
mềm mại hơn. Bên trong khối bột sẽ dần bớt đặc mà trở nên thông thoáng hơn. Nếu khối bột của
bạn không có bọt khí, bạn sẽ cần thêm thời gian để men hoạt động.
Trong lúc ủ lạnh và dài, tất cả các thay đổi trên sẽ kém hơn nhưng bạn vẫn sẽ thấy sự thay đổi đáng
kể. Điều này sẽ xảy ra khá nhanh khi bạn lấy khối bột ủ trong tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng trong
30-60 phút trước khi tạo hình và để ủ lần cuối.
2/ Cảm nhận bột
Bạn sẽ cảm nhận được bột đã khác đi sau khi thời gian ủ chính so với khối bột khi mới bắt đầu
làm. Khí đó, bạn cần phải xử lý khối bột một cách nhẹ nhàng nếu bạn không muốn phá vở cách bọt
khí mà chúng ta đã mất nhiều thời gian tạo nên bên trong bột.
Khối bột lúc này rất nhẹ, có cảm giác như bột rất “núng na núng nính”. Điển hình là khi bạn lắc nhẹ
cái tô đựng khối bột, bạn sẽ thấy khối bột lắc lư nhẹ nhàng theo nhịp bạn lắc tô. Đây là lúc chúng ta
cần tiến hành tạo hình bột.
Một cách thử khá phổ biến khác bạn có thể làm là xem khối bột có đàn hồi trở lại hay không.
Thử bằng cách “chọc” khối bột.
The ‘Poke’ Test
Bạn có thể theo cách thử này sau khi bột đã được ủ 1 thời gian. Bạn có thể chọc 1 ngón tay vào khối
bột khoảng 1cm để xem bột có đàn hồi trở lại hay không:
• Bột nơi bạn chọc ngón tay vào đàn hồi lại nhanh chóng: bột chưa ủ đủ
• Bột không đàn hồi trở lại: ủ quá thời gian
• Bột đàn hồi trở lại từ từ và vẫn còn một chút lõm: bột đã được ủ đủ và sẵn sàng được tạo hình.
3/ Trạng thái của khối bột:
Một khối bột được ủ đủ sẽ ở trong trạng thái chắc và dai, có tính đàn hồi và có thể kéo giãn ra.
Khi bạn mới trộn bột trong giai đoạn nhồi bột ban đầu, khối bột rất dễ để nhồi. Khối bột ít nước
hơn sẽ giống như đất sét playdough, hoặc bột nhiều chất lỏng thì chúng ta có thể căng bột nhưng
không thể tạo hình.
Khi bột đã được ủ đủ, khối bột sẽ có độ đàn hồi tốt hơn và sẽ "kháng cự" lại khi chúng ta kéo căng
khối bột. Khi khối bột có dấu hiện co lại lúc chúng ta kéo nhẹ là lúc bột đã sẵn sàng được tạo
hình.
4/ Vẻ ngoài của khối bột
Bột sẽ rất khác khi được ủ đủ. Khối bột sẽ trông rất mịn màng, có bề mặt bóng bẩy và tổng thể khối
bột sẽ đồng bộ. Phía trên đỉnh của khối bột sẽ có hình mái vòm cho thấy khối bột vẫn đang nở lên và
vẫn còn dai chắc. Khi đỉnh của khối bột bắt đầu bằng phẳng hoặc xẹp xuống, đó là dấu hiệu của việc
bột đã ủ quá.
Bạn sẽ thấy nhiều bóng khí trong khối bột, ngay cả ở phần tiếp giáp mặt trên của bột và phần xung
quanh tô đựng bột. Ở những khối bột nhiều chất lỏng, các bọt khí này nổi lên mặt bột nhưng những
trái bong bóng.
Kích thước của khối bột đã tăng lên rất rõ. Thông thường người ta sẽ nói: bột đã nở gấp đôi. Nhưng
khối bột không cần thiết phải nở lên gấp đôi, vì còn phải lệ thuộc vào loại bột bạn sử dụng, loại tô
đựng bột ủ và ngay cả tỉ lệ chất lỏng của khối bột.
Cách chắc chắn nhất để bạn tiến hành tạo hình và ủ lần cuối là khi kích thước của khối bột đã tăng
lên đáng kể.

 Theo Chị Tuyết Trần

Mẫu bánh sinh nhật mới