Hotline đặt Bánh sinh nhật

Hà Nội: 03.666.22.666

HƯỚNG DẪN NUÔI SOURDOUGH STARTER (BỘT CÁI) CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.

Cập nhật: 16/03/2021 - 07:15 ( Lượt xem: 734 )

Cách làm của Huong Sourdough bread.

Hunnie Cake (Lambanhngon.com) - Dạy làm bánh - Đặt bánh cưới, sinh nhật

 Cách làm của Huong Sourdough bread.

Kiên nhẫn là điều rất cần thiết để nuôi được một hũ bột cái thành công và làm bánh thành công.
Nuôi Bột Cái có rất nhiều cách, nhưng đây là cách mà mình học cũng như đã làm từ trước tới nay. Mình không phải là người dạy làm bánh nên mình không có ý kiến ai đúng ai sai. Mình chỉ chia sẻ với các bạn cách mà mình làm thôi nhé. 
CHUẨN BỊ:
Chúng ta sẽ cần dùng một đến hai cái chai, lọ, hũ miệng rộng để nuôi Bột cái, dung tích ít nhất 500ml vì sau này bột cái cần chỗ để nở thêm nữa. Hũ không nên quá nhỏ so với lượng bột cái vì trong quá trình lớn bột cái sẽ sinh ra nhiều khí “ga” có thể giây sự vố vỡ hũ. Cần tiệt trùng các chai lọ này trước và để khô trước khi nuôi.
Sử dụng hũ chịu nhiểt để khi cần có thể tráng nước sôi, nên dùng loại nắp vặn có gioăng cao su, loai nắp khóa chắc chắn, hoặc nắp 4 cánh. Loại nắp có gioăng cao su cso thể đậy kín vừa đủ men, khi áp lực khí sinh ra trong hũ quá cao nó có thể thoát một phần ra ngoài nhưng không khí ở ngài không lọt vào trong được.
Mọi người không dùng các vật dụng inox để lấy men, nuôi men, hoặc đựng nước nuôi men nhé. Trừ khi bạn chắc chắn đồ inox của mình đảm bảo không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với môi tường axit.
Các bạn có thể sử dụng bột mì đa dụng(All purpose flour, nên pha thêm với bột mì nguyên cám), bột làm bánh mì số 13, rye flour, hoặc bất kỳ loại bột mì nguyên cám chất lượng cao nào để nuôi Bột cái. Bột tốt thì bột cái nuôi càng dễ thành công. (Bột là nguyên liệu thô chứ không phải loại ăn liền các bạn nhé). (Chủ yếu sử dụng bột Bread flour để nuôi men và sử dụng các loại bột nguyên cám khác dùng để pha cùng BF)
Nước thơm ép (Dứa), và nước lọc để nuôi Bột cái phải ở nhiệt độ phòng và có thể hơi ấm một chút, không dùng nước đóng chai hoặc nước lã trực tiếp từ vòi để nuôi Bột cái vì có thể làm chết men. Nếu các bạn ở Việt Nam hãy chú ý việc chọn dứa, nên chọn quả xanh và để chín dần để tránh mua phải dứa xử lý hóa chất làm chín sẽ rất khó nuôi Bột cái.
Có thể thay thế bằng nước ép quả mọng khác. Nhưng nước ép không nên là loại quá chua.
Tất cả những điều trên là để hỗ trợ các bạn có thể nuôi Bột cái thành công và khỏe mạnh.
Với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, các bạn nuôi men nên đậy chặt nắp hũ trong quá trình nuôi và nhớ vệ sinh cả nắp hũ.
Không vệ sinh dụng cụ nuôi men bằng bất kỳ chất tẩy rửa nào dù là chất tẩy rửa  -organic.
Không đổi hũ men quá nhiều lần. Lâu lâu đổi hũ để làm mới môi trường nuôi men là được.
Không giữ lại quá nhiều bột cái khi men đã nở lên, chỉ giữ lượng bột cái bằng hoặc ít hơn lượng bột cho ăn.
QUY TRÌNH NUÔI BỘT CÁI: Để hũ chỗ thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Trời lạnh thì tìm một nơi ấm áp một chút để hũ Bột cái vào sẽ tốt hơn, như nóc tủ lạnh chẳng hạn.
- Ngày 1: 50g bột + 50g nước thơm ép (Dứa), trộn thật đều, đừng để còn bột khô.
 - Ngày 2: Trộn đều hỗn hợp lên và bỏ đi ½ lượng hỗn hợp (hoặc chỉ giữ lại 50g ST), sau đó cho 50g nước thơm ép (Dứa) và 50g bột vào quấy đều lên. (Ngày thứ hai này có thể không cho ăn cũng được, nhưng trên thực tế nhiệt nuôi quá cao thì các bạn nên cho ăn, nhiệt nuôi quá thấp có thể ko cho ăn.)
- Ngày 3: Bắt đầu từ ngày thứ 3 các bạn không dùng nước thơm nữa mà dùng nước lọc để nuôi Bột cái.
Trộn điều bột rồi lấy ra phân nửa bột đã trộn hôm trước, phần bột này sẽ bỏ đi, tiếp tục trộn thêm 50g bột + 50g nước (Nước đun sôi để nguội sẽ tốt hơn cho bột cái) 
- Ngày 4 – 6: lặp lại như ngày thứ 3.
Chú ý: Ở ngày thứ 5, mọi người theo dõi men nếu thấy men có biến chuyển tốt (nở lên tốt) thì chúng ta có thể chỉ cần giữ lại 50g bột cái và cho ăn 50g nước + 50g bột. và lặp lại ở những ngày tiếp sau đấy. Hoặc 50g bột và 40g nước nếu men có hiện tượng quá loãng.
Có thể cho ăn hai lần một ngày nếu men đói nhanh, hoặc nhiều hơn hai lần theo độ nở xẹp của men nếu bạn có thời gian.
Có những trường hợp ngay ở ngày thứ 2 men đã nở lên thì cũng áp dụng cách cho ăn như ngày thứ 5
- Ngày 7: Bột cái của mình có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa đủ khỏe để làm bánh mì.
Sau khi cho bột ăn cũng như những ngày trước. Các bạn nên đánh dấu bột cái của mình và kiểm tra xem bột cái có nở thêm không. Bột Cái có nhiều rễ tre chưa. Nếu bạn nào nuôi bằng whole wheat hoặc rye flour thì Bột cái của bạn sẽ có dấu hiệu nhiều rễ tre hơn bột cái bạn nào nuôi bằng bột mì đa dụng (All purpose flour)
- Ngày 8: các bạn tiếp tục cho bột cái ăn như những ngày trước nhưng nhớ kiểm tra coi bột cái của bạn nở ra bao nhiêu. Các bạn chỉ quậy đều bột trước và sau khi cho ăn, tránh quậy nhiều sau đó vì bột cái đang tạo ra rất nhiều rễ tre trong thời gian này. 
- Ngày 9: đến ngày hôm nay thì bột cái của các bạn đã có mùi men, chứ không còn mùi của bột nữa. Bạn vẫn cho ăn như những ngày trước, trộn đều trước và sau khi cho bột cái ăn. Bạn cần kiểm tra bột cái của mình đã nở gấp 2 hoặc gấp 3 chưa. Trong quá trình nuôi bột cái những ngày qua, dẫu bạn đang nuôi bằng bột gì. Nếu như công thức bạn muốn làm không như loại bột mà bạn đang nuôi bột cái. Bạn có thể đổi qua loại bột mà bạn cần bằng cách cho bột cái ăn loại bột mà bạn muốn. Bột cái sẽ không bị ảnh hưởng gì với sự thay đổi này.
- Ngày 10: Nếu bạn nào đã nuôi bột cái tới ngày hôm nay, và bột cái của bạn đã nở gấp 2 hoặc gấp 3 sau khi bạn cho bột cái ăn thì coi như bạn đã thành công. Nếu bạn thấy đến ngày 10 mà bột cái của bạn không có dấu hiệu nở lên thì bạn nên chụp hình và gửi cho mình xem. Vì thường đến ngày 10 là bột cái đã khá tốt và có thể làm bánh mì rồi. Nếu bạn là một trong những người như trên thì bạn cần kiểm tra lại loại bột mà bạn đang cho bột cái ăn, có thể bạn cần đổi qua loại bột khác như whole wheat. Cũng như kiểm tra lại xem nước mà bạn cho bột cái ăn có đảm bảo không.
Đến hôm nay nếu hũ bột của bạn đáp ứng được những điểm trên thì bạn đã có một hũ Bột cái thành công rồi. Bạn hãy nuôi thêm 4-5 ngày nữa để hũ bột trở nên khỏe mạnh là bạn có thể dùng làm bánh được rồi.
Những điểm cơ bản nhận biết một hũ Bột cái đã sẵn sàng làm bánh:
Bột cái mở lên gấp 2-3 hoặc hơn (điều này còn tùy thuộc vào loại bột bạn nuôi)
Bột cái nở ổn định khi cho ăn cùng lượng và cùng môi tường nuôi (nhiệt độ, độ ẩm...cái này tương đối là được)
Bột cái tạo ra nhiều lỗ khí to trên thành hũ, lỗ khí to đều và rải khắp từ trên xuống dưới hũ = nhiều rễ tre.
Mặt bột tương đối lỳ và bột cái đặc ngay cả khi đã xẹp. 
Tùy vào mỗi người nuôi mà hũ bột cái sẽ có thêm nhiều đặc điểm khác nữa, tuy nhiên đây là 4 đặc điểm cơ bản để nhận biết hũ bột cái đã sẵn sàng.
Chúc các bạn thành công.
Sourdough Bread
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài về nuôi bột cái trên mạng, hoặc vào các trang của King Arthur hoặc Bob Red Mill để tìm hiểu thêm cách làm của họ.
Nguồn ảnh: internet
Mẫu bánh sinh nhật mới