Chiếc bánh mì cua nóng hổi, ngất ngây mùi bơ kèm theo vị béo của phô mai tất cả hòa quyện lại cũng đủ làm nên một bữa sáng tuyệt vời cho chúng ta.
Mình chào các bạn. Như đã hứa thì mình sẽ edit bài này thành công thức và chia sẻ đến các bạn bánh cua bơ phô mai “thần thánh” :)))))). Công thức bánh mì cua bơ nhân phô mai bao gồm:
1. Bột: 500grs.
2. Đường: 100grs.
3. Bột sữa: 30grs.
4. Phụ gia (Bread Improver): 2grs.
5. Muối: 5grs.
6. Men (mình dùng men bánh mì ngọt, loại chưa kích hoạt): 7grs.
7. Nước: 200grs.
8. Trứng: 1 trái.
9. Bơ nhạt: 30grs.
10. Bơ nhạt để riêng: 50grs.
Bước 1 (Nhào bột): Các bạn trộn các nguyên liệu khô như bột, bột sữa, muối, đường, phụ gia chúng với nhau trong một cái chậu trước. Sau đó, các bạn mới trộn trứng, và nước vào bột. Nhưng, nhớ là bơ để sau cùng nhé. Đây là một trick mình học được từ thầy của mình là bếp bánh ở khách sạn InterContinental. Vì nếu các bạn mix bơ chung với những thành phần khác ngay từ đầu, bơ sẽ cản trở quá trình hấp thụ nước của các thành phần khác. Ngoài ra, nếu các bạn mix bơ cuối cùng, bánh cũng sẽ mềm hơn. Đây là cách nhào bột cho các bạn có điều kiện và nhào được bằng máy. Còn các bạn nhào bằng tay, thì mình vẫn sẽ khuyên các bạn trung thành với cách nhào bột lần đầu tiên đến một mức nào đó không cần mịn lắm, và để bột nghỉ, đợi nở gấp đôi, thì lấy ra, đấm bột và nhào tiếp. Sau khi nhào xong, các bạn để bột nghỉ, đợi bột nở gấp đôi xong lấy bột ra, đấm và nhào đến khi mịn. Lúc này các bạn đã có thể sử dụn bột để tạo hình.
Bước 2 (Cán): Sau khi bột được nhào đến khi mịn, không dính tay, có thể kéo màng thì các bạn lấy bột ra, form bột lại thành hình khối tròn vào để mnghir khoảng 2-3 phút. Sau đó các bạn cán bột bằng dough roller hoặc dough sheeter. Lưu ý khi cán, các bạn phải cố gắng giữ bột ở hình dạng hình chữ nhật nhé. Vì một số bạn không để ý khi cán, không kéo bột thành hình chữ nhật hoặc cán bột không đều thì các bạn đã vô tình làm mất đi một phần bột mà mình có thể dùng khi tạo hình bánh. Ngoài ra, khối bột các bạn sẽ xấu nữa. Các bạn cán bột đén khi nào các bạn có được một dải bột hình chữ nhật có độ dày là 2 cms thì ngưng lại.
Bước 3 (Gấp bột): Có lẽ một số bạn đọc chữ gấp bột sẽ tưởng tượng đến những bước gấp bột thần thánh như khi làm bánh croissant đúng hông ? Nhưng không. Gấp bột ở đây chỉ đơn giản là gấp đôi bột lại thôi :))))))). Không có gì khác xảy ra nữa :))))))))). Các bạn dừng khối bột các bạn vừa gấp, dùng phần bơ mình nói các bạn chuẩn bị sẵn và để riêng ra phết đều lên mặt dải bột đó từ đầu cho đến cuối. Nhớ là làm thật cẩn thận nhé, coi chừng làm mạnh tay quá rách bột. Sau đó, các bạn gấp đôi bột lại như các bạn gấp mền vậy đó. Nhưng gấp làm sao thì mình nói rõ hơn. Các bạn phải lưu ý, GẤP BỘT là lấy 2 CẠNH BÉ của hình chữ nhật gấp lại với nhau chứ KHÔNG lấy 2 CẠNH LỚN gấp lại với nhau nhé. Nói vậy không biết các bạn hiểu không ? Nếu không hiểu thì cmt mình giải thích thêm nhé. Sau khi gấp bột, các bạn tìm một cái tray, rải bột lên, sau đó để khối bột của bạn lên, bao lại bằng màn thực phẩm để bột không bị khô và đưa vào tủ lạnh (ngăn mát 2-5 độ C), để bột nghỉ trong 20-30 phút.
Bước 4 (Cán và tạo hình): Hè hè, đây là bước khó nhất và cũng là bước vui nhất nè. Các bạn lấy bột ra khỏi tủ lạnh, Rải một chút bột áo lên mặt phẳng và để bột lên, sau đó bắt đầu cán thành hình chữ nhật tiếp. Nhớ là các bạn ráng cán và kéo bột thành hình chữ nhật nhé. Cán đến khi bột đạt độ dày 1 cm thì dừng lại. Lúc này các bạn phải đo bánh bằng thước. CHiều ngang bột bánh lí tưởng của mình là 6-8cms. Bước này mình không thể chỉ cho các bạn cách chia bánh được mà các bạn phải tự lên mạng tra cứu thôi vì rất khó giải thích mà mình không có hình ảnh minh hoạ nữa :((((((. Các bạn tha lỗi cho mình nhe :((((((.
Tạo hình: Các bạn xem video đính kèm để xem cách tạo hình nhé.
Bước 5 (Ủ): Sau khi các bạn tạo hình, các bạn xếp bánh vào tray và đễ những con cua ở một khoảng cách nhất định, tránh tình trạng bánh nở gấp đôi dính vào nhau nhé. Các bạn ủ ở nhiệt độ từ 25-35 độ C cho đến khi bánh nở gấp đôi thì lấy bánh ra. Nói nở gấp đôi vậy thôi chứ mình có 1 cái note chỉ các bạn khi nào bánh nở đủ để nướng.
Note: Các bạn dùng tay sờ nhẹ vào bánh, nhớ là sờ nhẹ nghen, chứu đừng đâm vô bánh là lủng cua :(((((((. Nếu cách bạn thấy một độ đàn hồi nhất định và cảm thấy nhẹ nhẹ khi mình chạm vào là bánh đã đạt đủ độ nở để nướng.
Bước 6 (Nướng): Các bạn set up lò ở nhiệt độ 200 độ C lửa trên lẫn dưới nhé. Các bạn đem bánh cua ra, pha 1 cái trứng với một chút sữa tươi làm egg wash để phết lên mặt bánh. Mình sẽ chỉ các bạn cách cầm cọ ra sao khi phết để bánh không bị xẹp. Sau khi các bạn phết trứng lên bánh, các bạn để bánh vào lò nướng và nhớ đảo tray trong quá trình nướng để tránh cháy cua nhé. Các bạn nướng đến khi cua đạt độ vàng bắt mắt (khoảng từ 10-12 phút), rồi lấy cua ra. Dùng cọ, phết bơ nóng chảy lên mặt cua, là các bạn đã có được bánh cua bơ nhân phô mai thần thánh rồi.
Note: Các bạn cầm cọ giống như là mấy người thời xưa họ cầm bút viết chữ vậy đó. Mình sẽ kèm hình hường dẫn. Các bạn dùng lực cổ tay (chứ không dùng lực ngón tay nhé), lắc qua lắc lại trên mặt bánh để quét. Nhớ là nhẹ nhàng thôi, không thì bánh nó xẹp hết trơn :((((((.
Note cuối cùng: một số bạn khi làm xong sẽ thắc mắc là tại sao bánh mình không được thơm như bánh ngoài Đức Phát, ABC, hay Kinh Đô. Vì đơn giản thôi, bánh của họ dùng bơ nhập hoàn toàn từ Úc và New Zealand, bơ đó rất mắc tiền. Bỏ một chút thôi cũng rất là thơm. Nhưng các bạn không thể tìm mua được bơ đó ở Việt Nam thì cũng đừng lo, xung quanh các bạn có 1 loại bơ rất “thần thánh” mà nhiều bạn không nhận ra. Đó là bơ Tường An !!!! Các bạn dừng bơ Tường An phết lên mặt bột lúc chuẩn bị gấp bột là mình bảo đảm bánh các bạn ra rất thơm. Nhưng lưu ý là đừng lấy bơ Tường An để trộn bột nhé. Khi trộn bột, các bạn dùng bơ lạt hoặc bơ phe là ok. Nhớ chia sẻ với mình khi có kết quả nhé !!!! Lời cuối: thầy và cô mình đều dạy mình như vậy :”Làm bất cứ bánh gì, thì cũng nhớ phải bỏ tình yêu của mình vào đó thì mới thành công được”. Các bạn nhớ nhé !!! Chúc các bạn thành công !!!!